1. Tìm hiểu về trần thạch cao



Trần thạch cao là loại trần làm từ các tấm thạch cao, các tấm này được gắn cố định bởi một hệ khung xương vững chắc bên dưới trần betong. Bạn thường không nhìn thấy chỗ ghép các tấm thạch cao vì chúng đều được xử lý và sơn phủ lên (khung trần chìm).

Trần thạch cao có cấu tạo gồm có: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Trong đó:

- Khung xương thạch cao: có tác dụng tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ti treo

- Tấm trần thạch cao: có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.

- Lớp sơn bả : có tác dụng tạo độ nhẵn mịn, đều mầu cho bề mặt của trần.

Trần thạch cao được sử dụng để thay thế các loại trần bê tông nguyên thủy hay các loại trần truyền thống khác, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian sống

 

2. Lợi ích làm trần thạch cao



Trần thạch cao không chỉ được sử dụng cho các gia đình, các công trình xây dựng mà còn được nhà hàng, khách sạn tin tưởng lựa chọn khá phổ biến để thi công cho công trình. Sở dĩ có được sự tin tưởng từ người sử dụng là do những lợi ích tuyệt vời mà các loại trần thạch cao mang lại là vô cùng to lớn:

- Dễ dàng thi công lắp đặt, dễ dàng tháo lắp vận chuyển.

- Đa dạng mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, phù hợp với mọi nhà hàng, khách sạn.

- Trần thạch cao làm tăng tính thẩm mỹ cho những căn phòng, tạo điểm nhấn độc đáo, sang trọng cho nhà hàng, khách sạn.

- Không chứa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thân thiện với môi trường nên hoàn toàn yên tâm sử dụng.

- Có khả năng chống cháy, chịu nhiệt, tiêu âm, cách âm, chống ẩm khá tốt...rất phù hợp với nhà hàng, khách sạn

- Có tuổi thọ của trần thạch cao, bền bỉ với thời gian, cho thời gian sử dụng của nhà hàng, khách sạn từ 10-15 năm.

 

3. Quy trình thi công trần thạch cao



Để trần thạch cao đảm bảo chất lượng, bền đẹp với thời gian trong quá trình sử dụng, đòi hỏi quá trình thi công phải tuân thủ theo đúng quy trình. Dưới đây là các bước thi công trần thạch cao chuẩn được nhiều đơn vị áp dụng trong quá trình thi công:


• Bước 1: Xác định độ cao trần: lấy dấu chiều cao bằng ống nivo hoặc máy cost, đánh dấu mặt bằng trần. Nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.


• Bước 2: Cố định thành viền tường bằng búa đinh hay khoan và định khoản lỗ đinh chốt không quá 300 mm.


• Bước 3: Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định. Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1m - 1,2m và khoảng cách từ tường đến điểm đầu tiên là 0,4m.  Đối với những trần bê tông có thể dung khoan trực tiếp lên trần rồi đóng nở 8 hoặc 10 lỗ sau đó dùng ty ren 8 hoặc 10 liên kết với các điểm bạn vừa khoan và cắt ty ren phù hợp với độ cao của trần.


• Bước 4: Thanh chính được liên kết với ty zen của điểm treo tạo ra khung dọc. Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1m - 1,2m.


• Bước 5: Tiến hàng lắp thanh chính và ty ren đã treo trước đó bằng ốc 8 hoặc 10 để hàn trên và dưới thanh chính. Sau đó lắp xương phụ, khoảng cách chuẩn là 0,46m, thanh phụ liên kết với thanh chính bằng các khấc có sẵn trên thanh chính và chốt thanh phụ.


• Bước 6: Sau khi lắp đặt xong cần chỉnh lại các thanh cho khung trần được phẳng. Sau đó kiểm tra lại độ cao của trần bằng laze hoặc ống nivo để đạt hiệu quả thi công.


• Bước 7: Căn chỉnh khung trần và lắp tấm lên khung, đặt chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ kiện liên kết tấm vào khung bằng vít.


• Bước 8: Hoàn thiện thi công lắp đặt.